“Kéo” thị trường và “đẩy” doanh nghiệp xuất khẩu cá tra sang EU

Trong 6 tháng đầu năm 2015, giá trị xuất khẩu cá tra ước đạt 750 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu đạt 142,6 triệu USD, giảm 17,6% và chiếm 19% tổng giá trị xuất khẩu.

cá tra
Ảnh minh họa

Bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Xúc tiến Thương mại thuộc Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng các Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra cần nâng cao chất lượng sản phẩm, ghi nhãn và công khai chất lượng sản phẩm trên bao bì, đồng thời phát huy tối đa lợi ích các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển cá tra cho mục tiêu giảm giá thành sản xuất, hướng tới phát triển bền vững.

Xuất khẩu cá tra sang châu Âu sụt giảm

Việc xuất khẩu cá tra sang thị trường châu Âu suy giảm trong thời gian gần đây, bên cạnh các yếu tố khách quan như đồng EUR hạ thấp kỷ lục so với đồng USD, kinh tế châu Âu khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu thì nguyên nhân chính là bị ảnh hưởng do sự cạnh tranh quyết liệt của DN các nước khác.

Cùng với đó, các sản phẩm cá tra của Việt Nam còn đơn điệu, chưa đa dạng chủng loại dẫn đến không gây hấp dẫn và thu hút người tiêu dùng.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề này được lý giải là do những yếu kém nội tại của ngành cá tra Việt Nam như công nghệ chế biến lạc hậu, sản phẩm xuất đi chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế; truyền thông, tiếp thị sản phẩm còn yếu,…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cá tra Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội phát triển bền vững tại thị trường châu Âu nếu như khắc phục được những điểm yếu thực tại nói trên. Các chuyên gia thuộc Dự án Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA) cho biết, người tiêu dùng châu Âu vẫn ưa chuộng cá tra do dinh dưỡng cao, thơm ngon, không có xương ngang, dễ chế biến và giá bán phù hợp.

Tăng cường“kéo” thị trường và “đẩy” DN

Chuyên gia Lê Xuân Thịnh đến từ Trung tâm sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC), cơ quan điều phối chương trình SWITCH-Asia nhằm phát triển Dự án SUPA cho rằng, cần phải tăng cường “kéo” thị trường và “đẩy” DN.

Ông Thịnh lý giải, “kéo” thị trường ở đây tức là việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, marketing, phát triển trung tâm thông tin và quảng bá thủy sản Việt Nam ở nước ngoài.

Còn “đẩy” DN là các DN cần phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm; cắt giảm chi phí giá thành sản xuất để tăng tính cạnh tranh thông qua tối ưu hóa quá trình sản xuất, áp dụng công nghệ mới. Ghi nhãn và công khai minh bạch chất lượng sản phẩm trên bao bì. Đồng thời phát huy tối đa lợi ích các chương trình, dự án hỗ trợ cho mục tiêu giảm giá thành sản xuất, hướng tới phát triển bền vững..

Ông Thịnh cho biết, thời gian qua, Dự án SUPA đã hỗ trợ rất tích cực trong việc “kéo” thị trường và “ đẩy” DN.

Cụ thể, Dự án SUPA đã có những báo cáo thị trường tiềm năng cho cá tra Việt Nam ở các nước châu Âu, đồng thời, làm việc với các nhà bán lẻ, nhập khẩu và phân phối của châu Âu để tìm hiểu nhu cầu và quảng bá cá tra Việt Nam; hỗ trợ 12 DN tham dự Hội chợ thủy sản Brussels trong 2 năm 2014 và 2015.

Dự án SUPA cũng nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật cho vùng nuôi, tập huấn, chuyển giao công nghệ cho hơn 200 hộ ở An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ. Bên cạnh đó, cũng lựa chọn 54 DN chế biến để đánh giá chi tiết, qua đó, hỗ trợ đổi mới và phát triển sản phẩm bền vững.

Góp ý về việc “kéo” thị trường, ông Alfons Van Duijvenbode đến từ Trung tâm xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI Hà Lan) cho rằng, muốn tăng niềm tin của người tiêu dùng tại châu Âu về các món ăn từ cá tra, các DN Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tuyên truyền marketing, với nhiều hình thức khác nhau.

Các DN phải phát triển những giá trị thương hiệu và xác nhận giá trị cá tra như một món ăn lý tưởng, dễ chế biến, là sự lựa chọn lành mạnh và có trách nhiệm, là món nên ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, việc hợp tác với các nhà nhập khẩu và phân phối tại thị trường châu Âu, đảm bảo sự minh bạch và uy tín cũng là những yếu tố giúp DN xuất khẩu cá tra mở rộng thị phần.

Báo Chính Phủ, 31/08/2015
Đăng ngày 31/08/2015
Lê Anh
Kinh tế

Xuất khẩu cá tra xuống mức thấp nhất năm

Dù vẫn tăng 31% so với cùng kỳ, nhưng kết quả 179 triệu USD kim ngạch xuất khẩu (XK) cá tra trong tháng 10 là mức thấp nhất kể từ đầu năm 2022 tới nay. Mức tăng trưởng XK so cùng kỳ năm trước cũng thấp nhất trong các tháng. Luỹ kế tới hết tháng 10 XK cá tra Việt Nam đạt 2,1 tỷ USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 12:03 21/11/2022

Tháng 8/2022, xuất khẩu cá tra hồi phục trở lại

Xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 1,8 tỷ USD – một con số lạc quan cho các doanh nghiệp ngành hàng này. Xuất khẩu cá tra trong 3 tháng gần đây đã tụt dần khỏi mức đỉnh 310 triệu USD hồi tháng 4, nhưng đã có xu hướng hồi phục trở lại từ tháng 8.

Cá tra
• 10:29 26/09/2022

Nâng cao thị phần xuất khẩu cá tra Việt Nam trên toàn thế giới

Tổng sản lượng xuất khẩu cá tra trong tháng 8-2022 vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng nhẹ so với tháng 7-2022, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu cá tra trong 8 tháng đầu năm nay đạt gần 1,8 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cá tra
• 10:54 14/09/2022

Lưu giữ cá tra bố mẹ phục vụ cộng đồng

Ngành hàng cá tra Việt Nam hơn 20 năm qua đã chứng kiến biết bao thăng trầm. Nhiều người giàu lên nhờ con cá, nhưng cũng không ít người phá sản vì chúng. Sự khốc liệt của ngành hàng này là vậy.

Cá tra
• 15:21 13/09/2022

Tại sao tôm Việt Nam lại thất thế cạnh tranh hơn tôm Ecuador

Trên thị trường thế giới, ngành công nghiệp tôm đang trải qua một cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt, và trong số đó, tôm Việt Nam đang phải đối mặt với một thách thức mới từ đối thủ mạnh mẽ: tôm Ecuador. Trong những năm gần đây, tôm Ecuador đã nổi lên như một hiện tượng, thu hút sự chú ý của các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng trên toàn cầu.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:35 14/05/2024

Cơ hội và tiềm năng phục hồi cho thủy sản Việt Nam

Trong bối cảnh đầy thách thức của thị trường thế giới, ngành thuỷ sản Việt Nam đang đối diện với những cơ hội và tiềm năng phục hồi đáng kể. Từ những thách thức về môi trường kinh doanh đến áp lực từ các yêu cầu xuất khẩu quốc tế, ngành này đang tìm kiếm những lối đi mới để phát triển một cách bền vững và hiệu quả.

Thu hoạch tôm
• 10:34 13/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 10:18 03/05/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 12:00 26/04/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 13:52 17/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 13:52 17/05/2024

Công nghệ nuôi tôm ít thay nước: Giải pháp cho nguồn nước ô nhiễm

Trong bối cảnh nguồn nước cấp bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng, các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ ít nước và tuần hoàn nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng con tôm.

Nuôi tôm công nghệ
• 13:52 17/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 13:52 17/05/2024

Các bệnh thường gặp trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

Hầu hết các bệnh ở tôm thường có mức độ lây nhiễm cao, có thể lây lan nhanh chóng trong ao nuôi và sang các ao lân cận. Vì vậy cần có nhiều biện pháp phòng ngừa bệnh từ đầu vụ nhằm giảm thiệt hại cho vụ nuôi.

Tôm bệnh
• 13:52 17/05/2024